Bố cục Blog

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THÉP

         Tổ chức, cá nhân sản xuất thép trong nước có trách nhiệm áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quá trình sản xuất do Bộ Công thương ban hành.

          Từ ngày 1 tháng 6 năm 2014, các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, sử dụng thép; các cơ quan quản lý chất lượng thép; các tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm, tổ chức giám định được chỉ định và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và sử dụng thép có trách nhiệm thi hành các quy định của Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN của Bộ Công thương và Bộ Khoa học và Công nghệ về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu.
         Tổ chức, cá nhân sản xuất thép trong nước phải công bố sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng
12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), tổ chức, cá nhân sản xuất thép trong nước có trách nhiệm công bố tiêu chuẩn áp dụng (tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn quốc gia của các nước, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực) cho sản phẩm, hàng hóa.

        Tổ chức, cá nhân sản xuất thép trong nước có trách nhiệm áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quá trình sản xuất do Bộ Công thương ban hành.
Đối với thép nhập khẩu
        Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép phải công bố tiêu chuẩn áp dụng (tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn quốc gia của các nước, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực) cho hàng hóa trong hợp đồng nhập khẩu. Thép nhập khẩu phải được đánh giá sự phù hợp bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định bởi Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ.
      Việc kiểm tra, đánh giá sự phù hợp chất lượng thép nhập khẩu được thực hiện theo hình thức kiểm tra tại nguồn hoặc đánh giá sự phù hợp theo lô hàng hóa.
1. Kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu tại nguồn (tại nước xuất khẩu):
        Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra có thành phần gồm: đại diện của Bộ Công Thương (02 người), Bộ Khoa học và Công nghệ (01 người), tổ chức đánh giá sự phù hợp (01 người). Đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu về Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) để làm căn cứ xem xét, quyết định việc miễn, giảm kiểm tra trong thời hạn 03 năm. Trong thời gian còn hiệu lực của quyết định miễn, giảm kiểm tra, sẽ tiến hành kiểm tra xác suất theo lô hàng hóa.
Chất lượng thép
       Chi phí cho việc kiểm tra tại nguồn do tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép chi trả; mức chi được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT- BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính;
       Cơ quan Hải quan căn cứ vào quyết định miễn, giảm kiểm tra chất lượng thép của Bộ Công Thương để làm thủ tục thông quan.
2. Phương thức, nội dung đánh giá sự phù hợp chất lượng thép nhập khẩu theo lô hàng hóa
       Để thực hiện phương thức này, cần có hồ sơ đánh giá sự phù hợp đối với thép nhập khẩu. Nếu đã có kết quả thử nghiệm phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức thử nghiệm nước ngoài được thừa nhận hoặc được Bộ Công Thương chỉ định thì tổ chức giám định hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện kiểm tra hồ sơ đăng ký của tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép và cấp chứng thư giám định hoặc giấy chứng nhận cho lô hàng.
      Trường hợp chưa có kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm nước ngoài được thừa nhận hoặc được Bộ Công Thương chỉ định thì tổ chức giám định hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện kiểm tra hồ sơ đăng ký của tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép, lấy mẫu của lô hàng để thử nghiệm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng tương ứng tại tổ chức thử nghiệm do Bộ Công Thương chỉ định. Nếu kết quả thử nghiệm phù hợp, tổ chức giám định cấp chứng thư giám định cho lô hàng hoặc tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận cho lô hàng. Nếu kết quả thử nghiệm không phù hợp, tổ chức giám định hoặc tổ chức chứng nhận cấp thông báo lô hàng không phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng tương ứng.
      Cơ quan Hải quan căn cứ vào chứng thư giám định hoặc giấy chứng nhận lô hàng để làm thủ tục thông quan.
      Đối với sản phẩm thép do cùng một người sản xuất với khối lượng lần sau không vượt quá trung bình của 3 lần nhập khẩu trước thì sau 3 lần kiểm tra chất lượng liên tiếp, nếu đạt yêu cầu thì được miễn, giảm kiểm tra và chỉ thực hiện kiểm tra xác suất. Hồ sơ đề nghị miễn, giảm kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu gửi về Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), gồm:
a) Đơn đề nghị miễn, giảm kiểm tra chất lượng;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 01 bản (có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức, cá nhân);
c) Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa: 01 bản (có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức, cá nhân);
d) Vận đơn (3 lần nhập khẩu trước): 03 bản (có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức, cá nhân);
đ) Chứng chỉ chất lượng: 01 bản (có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức, cá nhân).
Chứng nhận chất lượng thép
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công thương sẽ xem xét, trả lời việc miễn, giảm kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu.
Độc giả có thể quan tâm Danh mục các loại thép và tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này.
Phụ lục II ban hành Mẫu danh mục trình tự, thủ tục xác nhận năng lực sản xuất, nhu cầu và mục tiêu sử dụng thép.
Phụ lục III ban hành Mẫu đăng ký đánh giá sự phù hợp chất lượng thép nhập khẩu.
Phụ lục IV ban hành Mẫu thông báo kết quả lô hàng phù hợp/không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng tương ứng 

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét